Hướng dẫn hồ sơ và một số lưu ý chung trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một phạm trù rất rộng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chung nhất cho quí khách hàng về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên là người nước ngoài (người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang cư trú ở nước ngoài, người không có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài…).

Khi thực hiện quyền ly hôn có yếu tố nước ngoài thì một số vấn đề sau đây cần phải xác định:

Xác định về quan hệ hôn nhân:

Xác định về tài sản chung;

Xác định về nợ chung;

Xác định về con chung.

Các lưu ý về việc xác định các vấn đề này thì chúng tôi đã có một bài viết riêng “một số vấn đề lưu ý trước khi ly hôn” để quí khách tham khảo. Quí khách có thể tham khảo bài viết liên quan tại mục hôn nhân và gia đình.

Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Toà án nào.

Điều 127, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 qui định:

“…

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

…”.

Điều quan trọng trong trường hợp này là xác định nơi cư trú của vợ/chồng không có mặt ở Việt Nam. Đây là một bước cực kỳ quan trọng, là điều kiện cần để khởi động vụ án hôn nhân.

Lưu ý, đối với các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài (thuận tình hoặc đơn phương) thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, quí khách không nên nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.

  1. Điều kiện để thuận tình ly hôn khi:
  • Vợ/chồng tự nguyện thuận tình ly hôn;
  • Vợ/chồng đã thỏa thuận được với nhau về tài sản chung (khi thỏa thuận về tài sản chung thì vợ/chồng nên thực hiện thủ tục để xác lập quyền sử dụng và quyền sở hữu đúng theo qui định của pháp luật. Tránh trường hợp vợ/chồng gây khó khăn cho nhau sau khi đã ly hôn;
  • Vợ/chồng đã thỏa thuận được việc nuôi con, cấp dưỡng cho con.

Những điều kiện này đã được cụ thể hóa tại điều 50 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thành phần hồ sơ giải quyết thuận tình ly hôn:

Đơn thuận tình ly hôn (vợ, chồng phải cùng ký tên vào đơn);

Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của vợ hoặc chồng (bản sao chứng thực)

Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính hoặc bản trích lục);

Giấy khai sinh của con (Bản sao);

  1. Điều kiện để đơn phương ly hôn

Đơn phương ly hôn là trường hợp người vợ/chồng muốn  thực hiện quyền ly hôn của mình nhưng người còn lại không đồng ý một trong các yếu tố sau:

  • Không đồng ý việc ly hôn;
  • Không đồng ý việc thỏa thuận về tài sản chung;
  • Không đồng ý về việc ai là người trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn và cấp dưỡng nuôi con.

Điều 56, Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“…

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

…”.

Thành phần hồ sơ giải quyết đơn phương ly hôn:

Đơn khởi kiện về việc ly hôn;

Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính hoặc bản trích lục);

Căn cước công dân của vợ hoặc chồng là nười Việt Nam (bản sao chứng thực);

Hộ chiếu của vợ hoặc chồng người nước ngoài (bản sao chứng thực);

Giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi cư trú hiện tại của đương sự;

Bản sao giấy khai sinh của con (bản sao);

Lưu ý: Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật là 04 (bốn) tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc giải quyết cho các trường hợp đơn phương ly hôn còn tùy thuộc vào tính chất của vụ việc. Ví dụ, việc xác định nơi cư trú hoặc tống đạt các văn bản tố tụng cho người bị kiện ly hôn cũng là một vấn đề mất rất nhiều thời gian và chi phí tống đạt.

Trên đây là qui định của pháp luật và kinh nghiệm thực tế của luật sư khi giải quyết các vụ/việc ly hôn cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi loại hồ sơ sẽ tồn tại nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Do vậy, khi thực hiện quyền khởi kiện ly hôn của mình thì quí khách hàng có thể liên hệ luật sư để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *