Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
Mỗi một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động dựa trên phần vốn góp của những cá nhân, tổ chức khác nhau thì trong quá trình hoạt động sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn về quyền và lợi ích. Mâu thuẫn đó không được giải quyết một cách thấu tình đạt lý thì những tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp là điều tất yếu và hệ quả là sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và cuối cùng sẽ là những lợi ích mang tính cá nhân mà chúng ta hay gọi là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Pháp luật về doanh nghiệp, các văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành không minh thị một cách rõ ràng tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì? Tuy nhiên, dẫn chiếu đến các pháp luật có liên quan. Cụ thể, ở trong trường hợp này là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (luật hình thức) đã qui định về tranh chấp doanh nghiệp.
Khoản 4 của Điều 30 trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 qui định như sau:
“…
Tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty, chủ yếu liên quan đến các cam kết về góp vốn khi thành lập, tăng vốn điều lệ, định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, và phân chia lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, liên quan đến các vấn đề như thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, và chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
…”
Từ qui định trên chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tranh chấp nội bộ doanh nghiệp bao gồm những tranh chấp gì? Chủ thể có tranh chấp gồm những ai?
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được giải quyết như thế nào?
Việc giải quyết tranh chấp nộ bộ của doanh nghiệp như thế nào thì đầu tiên phải dựa vào điều lệ của công ty, điều lệ đã qui định những tranh chấp đó được giải quyết như thế nào? Điều này hoàn toàn phù hợp với điều 24 của luật doanh nghiệp năm 2020, điều 24 đã thể hiện rất đầy đủ về nội dung điều lệ mà một doanh nghiệp phải có. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo dung hòa về quyền lợi của tất cả các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, vì lợi ích chung của doanh nghiệp cũng như từng cá nhân, tổ chức thì việc giải quyết tranh chấp bằng thương lương, hòa giải là tối quan trọng. Tránh gây ra những thiệt hại không đáng có cho các bên.
Thông thường, việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp đầu tiên được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và hòa giải. Trong trường hợp các bên không thể đạt được tiếng nói chung trong thương lượng hoặc hòa giải thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa vụ tranh chấp ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khi các bên không thể tự mình thương lượng nhằm dung hòa về quyền lợi thì ai là chủ thể có quyền can thiệp theo qui định của pháp luật?
Hòa giải thương mại:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/3/2017
“…
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
…”.
Quy trình hòa giải thương mại được thực hiện theo Điều 14 Nghị định này.
Một trong các bên có thể khởi kiện tại trọng tài thương mại:
Đây là phương thưc giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của phương thức giải quyết tại Trung tâm trọng tài thương mại thì phuwogn thức này cũng có một số hạn chế như sau: khi yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải có sự thỏa thuận từ trước, đây là một điều kiện cần. Và, hạn chế lớn nhất của phương thức này đó là phán quyết của trọng tài thương mại có thể bị hủy bỏ bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Việc lựa chọn phương thức này có lẽ là ưu điểm nhất và là sẽ là quyết định cuối cùng nếu bản án và quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
Để tránh sự hiểu nhầm trong việc tiếp cận thông tin, hiểu nhầm về qui định của pháp luật đối với nhiều tranh chấp khác thì chúng tôi đã cố gắng cô đọng một cách chung nhất, hướng dẫn cho khách hàng quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là rất đa dạng, và tính chất của nhiều loại tranh chấp là rất phức tạp. Vì vậy, khi có tranh chấp thì quí khách có thể tham vấn ý kiến của luật sư ngay từ đầu để có thể được tư vấn, hướng dẫn tất cả các góc khuất một cách chi tiết, cụ thể nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và doanh chủ.
Trân trọng,