Người thứ ba bảo lãnh có phải chịu trách nhiệm nếu bên vay không trả nợ không?

1/ Thế nào là người bảo lãnh

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 292 và Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015, thì bão lãnh là một biện pháp bảo đảm mà theo đó, người thứ ba (Bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) rằng nếu bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì người bảo lãnh sẽ thực hiện thay. Bảo lãnh giúp bên có quyền yên tâm hơn về khả năng được thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ, nhờ sự “đảm bảo” từ người thứ ba.

Bảo lãnh là một cam kết phụ thuộc, tức là chỉ phát sinh nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Có thể thỏa thuận rằng người bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện

Giả sử: Ông A vay tiền của Ngân hàng B với số tiền là 1 tỷ đồng trong thời hạn là 12 tháng. Để ngân hàng yên tâm hơn, C (Chị gái ruột của A) đứng ra bảo lãnh.

Trường hợp 1: Đến hạn trả nợ, anh A không thanh toán. Ngân hàng có quyền yêu cầu chị C – người bảo lãnh – trả thay.

Trường hợp 2: Trong hợp đồng bảo lãnh có điều khoản: Chị C chỉ trả thay nếu anh A mất khả năng thanh toán. Nếu anh A còn khả năng trả nhưng cố tình không trả, chị C không phải chịu trách nhiệm, trừ khi có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến như cầm cố, thế chấp, đặt cọc,…Điều này cho thấy vai trò quan trọng của bảo lãnh trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo lãnh (Bên có quyền) và tăng độ tin cậy trong các giao dịch dân sự.

2/ Trách nhiệm của người bảo lãnh

Theo quy định tại Điều 342 và Điều 339 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu như sau:

Khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ: Nếu đến hạn mà người bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay (Khoản 1 Điều 342 và Khoản 1 Điều 339) Đây là nghĩa vụ phát sinh tự động từ cam kết bảo lãnh.

Trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh: Bên nhận bảo lãnh (người cho vay, bên có quyền) có quyền: Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ chưa được thực hiện; Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu hành vi không thực hiện của người bảo lãnh gây ra hậu quả xấu (Điều 342 khoản 2).

Ngoại lệ – Khi người bảo lãnh không phải chịu trách nhiệm: Nếu các bên đã thỏa thuận rằng chỉ khi người bảo lãnh mất khả năng thực hiện nghĩa vụ, bên bảo lãnh mới phải thực hiện. Như vậy, lúc này chỉ khi bên vay “không có khả năng” thì bảo lãnh mới phát sinh. Người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ nếu bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh (Khoản 3 Điều 339). Ngoài ra, không được yêu cầu người bảo lãnh thực hiện khi nghĩa vụ chưa đến hạn (Khoản 2 Điều 339).

Tóm lại, người bảo lãnh chịu trách nhiệm thay nếu người được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, trừ khi có thỏa thuận khác. Người nhận bảo lãnh không thể yêu cầu trước hạn, hoặc khi có bù trừ hợp pháp. Nếu bên bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết, họ còn có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3/ Người bảo lãnh vay tiền có phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay tiền không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 335 và Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 được phân thành các trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu bên vay (Người được bảo lãnh) không trả nợ đúng hạn  người bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay. Đây là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh, trừ khi có điều khoản thỏa thuận khác.

Thứ hai, người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong một số điều kiện, nếu có thỏa thuận hạn chế trách nhiệm. Giả sử: Cam kết: “Chỉ bảo lãnh khi bên vay không có khả năng trả nợ” nếu người vay vẫn có tài sản, chưa mất khả năng thanh toán, thì người bảo lãnh chưa phải trả. 

Thứ ba, nghĩa vụ chưa đến hạn người bảo lãnh cũng chưa có nghĩa vụ thực hiện (theo Điều 339). Hai bên (người vay và người cho vay) có thể bù trừ nghĩa vụ, thì người bảo lãnh không cần thực hiện. Trường hợp, trong hợp đồng bảo lãnh có ghi: “Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ nếu bên vay mất khả năng tài chính rõ ràng.” Khi đến hạn, bên vay chưa trả, nhưng vẫn có nhà đất, thu nhập ổn định chưa thể buộc người bảo lãnh thực hiện.

Từ đó suy ra, người thứ ba bảo lãnh có phải chịu trách nhiệm nếu bên vay không trả nợ không? Trong trường hợp có: Nếu không có thỏa thuận giới hạn, người bảo lãnh phải trả nợ thay khi người vay không thực hiện nghĩa vụ.

Không: Nếu hợp đồng bảo lãnh có điều kiện hạn chế trách nhiệm, hoặc nghĩa vụ chưa đến hạn, hoặc có thể bù trừ.

4/ Các trường hợp người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ

Miễn trách nhiệm bảo lãnh và hệ quả pháp lý:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên nhận bảo lãnh (Thường là Ngân hàng hoặc các chủ nợ) đồng ý miễn nghĩa vụ cho bên bảo lãnh (Người đứng ra bảo lãnh khoản nợ) thì: Người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nữa. Đồng thời, bên được bảo lãnh (người vay tiền) cũng không còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác. Điều này có nghĩa là, khi chủ nợ đã “ tha” cho người bảo lãnh, thì người vay gốc cũng mặc nhiên được miễn nợ, trừ khi có quy định riêng ràng buộc nghĩa vụ của người vay.

Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh liên đới: 

Theo quy định tại Khoản 2, nếu trong một nhóm nhiều người cùng bảo lãnh liên đới (nghĩa là họ cùng cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ cho nghĩa vụ), mà chỉ một người trong số đó được miễn, thì: Những người còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 

Giả sử: A, B, C cùng bảo lãnh cho D vay 300 triệu. Nếu ngân hàng miễn nghĩa vụ cho A, thì B và C vẫn phải trả nợ nếu D không thực hiện nghĩa vụ.

 Trường hợp có nhiều bên nhận bảo lãnh:

Theo quy định tại Khoản 3, nếu có nhiều bên nhận bảo lãnh (tức là bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh), mà chỉ một người trong số họ miễn nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, thì:  Bên bảo lãnh chỉ được miễn nghĩa vụ với người đã miễn, còn vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại với người khác.

Ví dụ: A bảo lãnh cho B vay tiền từ hai người là X và Y. Nếu Y miễn nghĩa vụ cho A, thì A vẫn phải trả nợ cho X nếu B không thực hiện.

Tóm lại, quy định rõ các trường hợp được miễn nghĩa vụ bảo lãnh, bảo đảm công bằng cho tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, việc miễn trách nhiệm cần được thể hiện rõ ràng bằng văn bản hoặc thỏa thuận cụ thể, nhằm tránh tranh chấp về sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *