Sáp nhập tỉnh thành người dân có thưc hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ hay không?

Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện là chủ trương lớn nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều băn khoăn cho người dân, đặc biệt là liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ). Trong bài viết này, Luật sư Đất đai sẽ cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về việc có cần cấp lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa giới hành chính hay không, cũng như các tình huống phát sinh trong thực tiễn có thể dẫn đến việc thu hồi hoặc cấp lại sổ đỏ.

1. Sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành

Sổ đỏ là tên gọi gần gũi của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng). Sổ đỏ là một chứng thư quan trọng để chủ sở hữu có đủ căn cứ thực hiện các quyền như chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế,…

2. Các trường hợp bị thu hồi “sổ đỏ” theo Luật Đất đai 2024

  • Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.
  • Cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp.
  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.
  • Giấy chứng nhận đã cấp bị tòa án có thẩm quyền tuyên hủy.
  • Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp giấy chứng nhận đã cấp.

Việc các địa phương tiến hành sáp nhập không phải là một trong những căn cứ luật định để tiến  hành thu hồi sổ đỏ và người dân phải thực hiện thủ tục để cấp lại sổ đỏ mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc cập nhật lại địa giới hành chính hoặc thực hiện các thủ tục về đất đai có thể phát sinh một số vấn đề liên quan.

3. Một số vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sáp nhập dẫn đến việc bị thu hồi sổ đỏ.

  • Khi người dân thực hiện thủ tục như hợp thửa đất hoặc tách thửa đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng, tặng cho, các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi… phải cấp mới Giấy chứng nhận thì sổ đỏ cũ sẽ bị thu hồi.

Đồng thời trong Nghị định số 101/2024/NĐ-CP có quy định nếu người yêu cầu đăng ký có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục đăng ký, tài sản gắn liền với đất, các cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, không bắt buộc công dân phải thực hiện riêng lẻ từng thủ tục.

  • Nếu sau khi sáp nhập, người sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp đổi (như có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 1-8-2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
  • Thay đổi địa chỉ thửa đất do đổi tên đơn vị hành chính, thay đổi kích thước, số hiệu thửa đất do đo đạc lại… thì cơ quan Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ cũ để cấp sổ mới.
  • Trong quá trình cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau sáp nhập, nếu cơ quan Nhà nước phát hiện sổ đỏ trước đây được cấp không đúng thẩm quyền, sai diện tích, sai mục đích sử dụng, sai đối tượng… thì sẽ bị thu hồi
  • Nếu sau sáp nhập, nhà nước cần thực hiện các dự án để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng dẫn đến việc thu hồi toàn bộ thửa đất ghi trên sổ đỏ (thu hồi để làm đường, công trình công cộng…) thì sổ đỏ sẽ bị thu hồi.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính. Trong đó công văn nêu rõ: “Người dân không bắt buộc phải làm sổ đỏ sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, trừ trường hợp có nhu cầu.”

Trên đây là một số giải đáp liên quan đến vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục cấp lạ sổ đỏ sau khi tinh gọn bộ máy của Luật sư chuyên về đất đai trong việc cấp lại sổ đỏ sau khi sắp xếp lại bộ máy Nhà nước.

4. Dịch vụ cấp sổ đỏ

Thấu hiểu được nhu cầu pháp lý của khách hàng đối với các vấn đề phát sinh liên quan khi thực hiện các giao dịch, thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ. Chúng tôi luôn nỗ lực cao nhất để hỗ tợ các vấn đề như:

Tư vấn pháp lý về điều kiện cấp sổ đỏ ( Tư vấn hồ sơ, thủ tục, điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu, Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ nhà đất, hiện trạng sử dụng đất, Tư vấn xử lý đất chưa có giấy tờ hợp lệ, đất lấn chiếm, đất khai hoang…)

Đại diện làm thủ tục cấp sổ đỏ (Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, theo dõi, cập nhật tiến độ, xử lý vướng mắc, nhận và bàn giao sổ đỏ)

Dịch vụ sang tên sổ đỏ (Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, tư vấn hợp đồng, công chứng, kê khai thuế, phí và lệ phí, thực hiện thủ tục đăng ký biến động và sang tên tại cơ quan nhà nước )

Hợp pháp hóa nhà, đất không giấy tờ (Hướng dẫn và đại diện xin xác nhận nguồn gốc đất, xin cấp sổ đỏ cho đất sử dụng ổn định lâu dài chưa có giấy tờ, tư vấn và thực hiện thủ tục xin miễn/giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

📞 Hotline: 0932049492
📩 Email: gvndtb1992@gmail.com
🌐 Website: https://luatsu-saigon.com/

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *